Để thang máy vận hành ổn định và an toàn trong suốt thời gian sử dụng, thì bạn cần phải có một chế độ bảo trì, bảo dưỡng phù hợp. Vậy bảo trì thang máy là gì và quy trình bảo trì thang máy theo đúng chuẩn là như thế nào? Bài viết dưới đây Thang máy Gia Định sẽ giúp quý khách hàng làm rõ các vấn đề thắc mắc này.
Như thế nào là bảo trì thang máy?
Bảo trì chính là hoạt động kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa để đảm bảo thang máy luôn trong điều kiện hoạt động ổn định nhất. Việc bảo trì thang máy giúp chúng ta phát hiện sớm những hư hỏng, từ đó đưa ra biện pháp sửa chữa, khắc phục để tránh xảy ra những rủi ro cho người sử dụng.
Vậy khi nào nên bảo trì thang máy? Thông thường, với thang máy gia đình thì thời gian lý tưởng nhất để bảo trì là khoảng 2 – 4 tháng một lần nhằm giúp thang máy luôn ở trạng thái vận hành tốt.
🙏🙏 Một số mẫu thang máy gia đình khu vạn phúc TP.HCM 🙏🙏
Quy trình bảo trì thang máy tiêu chuẩn
Thông thường, các đơn vị bảo trì thang máy sẽ thực hiện theo 7 bước tiêu chuẩn sau đây:
- Bước 1: Tiến hành kiểm tra chức năng của hệ thống điều khiển trong phòng máy của thang máy, bao gồm:
+ Khả năng nạp điện cứu hộ
+ Kiểm tra cáp thép và puly
+ Trình trạng của bộ hạn chế tốc độ, contractor
- Bước 2: Tiếp tục kiểm tra động cơ. Vì động cơ của thang máy phải chịu sức tải từ toàn bộ cabin, do đó bắt buộc chúng phải ở trong trạng thái hoạt động trơn tru. Quá trình kiểm tra bao gồm:
+ Chất lượng, mức dầu trong động cơ
+ Tốc độ của động cơ
+ Hệ thống phanh động cơ
+ Lực tải của động cơ
- Bước 3: Một trong những bước quan trọng trong quy trình bảo trì thang máy là kiểm tra hệ thống ray dẫn, cụ thể như sau:
+ Điểm nối ray
+ Liên kết ray với bracket, mối hàn ray
- Bước 4: Kiểm tra hệ thống liên kết cabin
+ Đầu treo cáp cabin
+ Ecu khóa cáp
+ Đầu treo cáp đối trọng
+ Quạt thông gió
+ Guốc trượt, chất lượng dầu ray cabin
+ Guốc trượt, chất lượng dầu ray đối trọng
+ Công tắc hạn chế hành trình
+ Độ căng đều của cáp
- Bước 5: Tiến hành kiểm tra hệ thống liên lạc và chiếu sáng ở cabin thang máy:
+ Hệ thống đèn cabin đảm bảo sáng
+ Chuông cứu hộ đảm bảo hoạt động nhay nhạy
+ Rãnh dẫn hướng của cửa cabin, khe hở cửa
+ Intercom, photocell cửa
- Bước 6: Kiểm tra hệ thống chất lượng của cửa tầng. Bởi theo nguyên lý thì cửa tầng cần được kiểm tra một cách thường xuyên nhằm tránh rủi ro đáng tiếc:
+ Bảng điều khiển
+ Khóa cửa tầng
+ Khe hở
- Bước 7: Tiến hành kiểm tra hoạt động của thang máy, bao gồm:
+ Chất lượng vận hành hệ thống thang
+ Chất lượng hoạt động hệ thống cứu hộ
+ Tốc độ dừng, chạy của thang máy
Trên đây là toàn bộ quy trình bảo trì thang máy cơ bản nhất. Tuy nhiên, mỗi đơn vị sẽ có quy trình chi tiết khác nhau. Để biết chi tiết hơn, bạn hãy gọi về Thang máy Gia Định Hotline 0938 999 157 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé!